
Đ Ộ .T H Á I .B Ì N H .D Ư Ơ N G .
____________________________________________________________________________Độ Tang Càn
Khách xá Tinh Châu dĩ thập sương
Qui tâm nhật dạ ức Hàm Dương
Vô toan cánh độ Tang Càn thuỷ
Khước vọng Tinh Châu thị cố hương
(Giả Đảo)
Dịch thơ:
Tinh Châu đất khách trải mười hè
Hôm sớm Hàm Dương bụng nhớ quê
Qua bến Tang Càn, vô tình nữa
Tinh Châu ngoảnh lại đã thành quê
(Tản Đà)
Mười năm làm khách Tinh Châu
Hàm Dương ngày nhớ, đêm sầu lệ vương,
Tang Càn xuôi ngược Hàm Dương
Tinh Châu ,” à há “, quê hương! Ngoảnh nhìn.
(Lại Quảng Nam)
Độ Tang Càn là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Giả Đảo, một nhà thơ Đường nổi tiếng của Trung Hoa vào thời kỳ Trung Đường. Bài thơ mô tả cảm xúc bất chợt của ông khi qua bến Tang Càn. Đại khái ý bài thơ: Có một người nguyên quán ở Hàm Dương đến cư trú tại Tinh Châu. Đã qua mười năm cư ngụ nơi Tinh Châu nhưng trong lòng chưa bao giờ coi trọng mảnh đất đang cưu mang mình, luôn gọi Tinh Châu là "đất khách quê người" (khách xá). Tâm trí lúc nào cũng cứ nhớ về Hàm Dương với đầy ắp yêu thương, luôn nghĩ Hàm Dương mới là "đất mẹ", quê hương thực sự của mình.
Một hôm vô tình đi qua bến Tang Càn (Tang Càn là bến đò dọc đi-về giữa Tinh Châu và Hàm Dương). Vô tình (lại vô tình) ông nhìn về phía Tinh Châu, bất chợt tâm linh máy động, tình cảm đối với mảnh đất tạm trú bỗng dưng dạt dào, ông mới chợt hiểu ra mình đã yêu mảnh đất này lúc nào không biết . "Khước vọng Tinh Châu thị cố hương" câu thơ này đã nói rõ, ngay từ giờ khắc đó ông đã xem Tinh Châu như là quê mẹ của mình!
Trường hợp tương tự đã từng xảy ra rất nhiều với người Việt xa xứ (phần lớn là quí ông), chỉ khác tí là thay với đất là người thôi. Khi xưa lúc vượt biên, không thiếu quí ông đã để lại những mối tình tuổi thơ rất đẹp, rất thơ mộng. Qua đây quí ông cũng phải hội nhập vào đời sống mới, rồi cũng lập gia đình, những kỷ niệm xưa cứ ngỡ đã vùi vào trong quá khứ. Ai mà dè có một số ông khi ăn no rửng mỡ (cũng có trường hợp cá biệt đáng thương, có dăm ông bị vợ ức hiếp nữa), từ ký ức bỗng dưng hình bóng người tình bé bỏng ngày xưa lững thững quay trở về. Càng suy nghĩ và tưởng tượng càng thấy người tình xưa sao mà ngoan hiền, dễ thương, đáng yêu đến thế! Giá mà... Ý nghĩ "tạo phản" bắt đầu phát sinh. Một vài ông nhát gan chỉ ngồi ao ước vu vơ, có ông lớn mật âm thầm mưu đồ bất chính! Những thập niên trước khi những truyền tin liên lạc còn hạn hẹp, khó khăn, thư từ qua bưu điện được xem như phương tiện duy nhất được xử dụng. Vài ông liên lạc được với người tình xưa, nhận được dăm lá thư, nằn nì được vài tấm hình của người tình bé bỏng thời còn đi học, liền đem giấu vào nơi kín đáo, quí như ngọc như vàng, lâu lâu đem thư ra đọc, đem hình ra ngắm mà lòng ngất ngây!
Dần dà có vài ông rửng mỡ (kể cả các ông bị vợ lấn áp lâu nay) thay vì dùng đầu óc để viết programs cho hãng, mang lương về nuôi sống vợ con lại tiêu phí thì giờ vào những mưu toan, suy tính, làm cách nào dối vợ về Việt Nam một chuyến để thoả mãn lòng tự tôn của thằng đàn ông. Cũng không khó gì. Về thăm mồ mả ông bà, cha mẹ là chuyện thiên kinh địa nghĩa mà. Vé máy bay còn đắt quá, thôi thì để mình tôi về xây lại mồ mả ông bà, cha mẹ cho tươm tất. Em ở lại Mỹ trông nom con cái. Toan tính hợp lý như thế thì chả ai trách vào đâu được.
Chả biết các ông về nước "làm ăn", thăm viếng như thế nào, chỉ biết khi trở về Mỹ nhìn thần thái ông nào cũng ủ dột, nụ cười như có như không trên môi tháng trước bay đâu mất! Có ông khi vừa về đến phi trường San Francisco còn reo thầm trong lòng "Ối cha! Đây mới là quê hương của mình!"
Tình hoài hương đương nhiên đáng quí, nhưng xem thường mảnh đất cưu mang mình trong những ngày cơ bần, khốn khó cũng không phải hành vi đáng khuyến khích. Ngồi ngớ ngẩn ôm một đống kỷ niệm cũ rích, lạc điệu, không thực tế là chuyện mất thì giờ, vô bổ.
Eva Airline một chuyến bay
Mười năm chọn Cali cư trú
Sài Gòn vẫn nhớ, mỗi cau mày
Nếu chẳng bay cùng Eva lần ấy
Cali ai biết đáng yêu đây?
Khách xá Tinh Châu dĩ thập sương
Qui tâm nhật dạ ức Hàm Dương
Vô toan cánh độ Tang Càn thuỷ
Khước vọng Tinh Châu thị cố hương
(Giả Đảo)
Dịch thơ:
Tinh Châu đất khách trải mười hè
Hôm sớm Hàm Dương bụng nhớ quê
Qua bến Tang Càn, vô tình nữa
Tinh Châu ngoảnh lại đã thành quê
(Tản Đà)
Mười năm làm khách Tinh Châu
Hàm Dương ngày nhớ, đêm sầu lệ vương,
Tang Càn xuôi ngược Hàm Dương
Tinh Châu ,” à há “, quê hương! Ngoảnh nhìn.
(Lại Quảng Nam)
Độ Tang Càn là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Giả Đảo, một nhà thơ Đường nổi tiếng của Trung Hoa vào thời kỳ Trung Đường. Bài thơ mô tả cảm xúc bất chợt của ông khi qua bến Tang Càn. Đại khái ý bài thơ: Có một người nguyên quán ở Hàm Dương đến cư trú tại Tinh Châu. Đã qua mười năm cư ngụ nơi Tinh Châu nhưng trong lòng chưa bao giờ coi trọng mảnh đất đang cưu mang mình, luôn gọi Tinh Châu là "đất khách quê người" (khách xá). Tâm trí lúc nào cũng cứ nhớ về Hàm Dương với đầy ắp yêu thương, luôn nghĩ Hàm Dương mới là "đất mẹ", quê hương thực sự của mình.
Một hôm vô tình đi qua bến Tang Càn (Tang Càn là bến đò dọc đi-về giữa Tinh Châu và Hàm Dương). Vô tình (lại vô tình) ông nhìn về phía Tinh Châu, bất chợt tâm linh máy động, tình cảm đối với mảnh đất tạm trú bỗng dưng dạt dào, ông mới chợt hiểu ra mình đã yêu mảnh đất này lúc nào không biết . "Khước vọng Tinh Châu thị cố hương" câu thơ này đã nói rõ, ngay từ giờ khắc đó ông đã xem Tinh Châu như là quê mẹ của mình!
Trường hợp tương tự đã từng xảy ra rất nhiều với người Việt xa xứ (phần lớn là quí ông), chỉ khác tí là thay với đất là người thôi. Khi xưa lúc vượt biên, không thiếu quí ông đã để lại những mối tình tuổi thơ rất đẹp, rất thơ mộng. Qua đây quí ông cũng phải hội nhập vào đời sống mới, rồi cũng lập gia đình, những kỷ niệm xưa cứ ngỡ đã vùi vào trong quá khứ. Ai mà dè có một số ông khi ăn no rửng mỡ (cũng có trường hợp cá biệt đáng thương, có dăm ông bị vợ ức hiếp nữa), từ ký ức bỗng dưng hình bóng người tình bé bỏng ngày xưa lững thững quay trở về. Càng suy nghĩ và tưởng tượng càng thấy người tình xưa sao mà ngoan hiền, dễ thương, đáng yêu đến thế! Giá mà... Ý nghĩ "tạo phản" bắt đầu phát sinh. Một vài ông nhát gan chỉ ngồi ao ước vu vơ, có ông lớn mật âm thầm mưu đồ bất chính! Những thập niên trước khi những truyền tin liên lạc còn hạn hẹp, khó khăn, thư từ qua bưu điện được xem như phương tiện duy nhất được xử dụng. Vài ông liên lạc được với người tình xưa, nhận được dăm lá thư, nằn nì được vài tấm hình của người tình bé bỏng thời còn đi học, liền đem giấu vào nơi kín đáo, quí như ngọc như vàng, lâu lâu đem thư ra đọc, đem hình ra ngắm mà lòng ngất ngây!
Dần dà có vài ông rửng mỡ (kể cả các ông bị vợ lấn áp lâu nay) thay vì dùng đầu óc để viết programs cho hãng, mang lương về nuôi sống vợ con lại tiêu phí thì giờ vào những mưu toan, suy tính, làm cách nào dối vợ về Việt Nam một chuyến để thoả mãn lòng tự tôn của thằng đàn ông. Cũng không khó gì. Về thăm mồ mả ông bà, cha mẹ là chuyện thiên kinh địa nghĩa mà. Vé máy bay còn đắt quá, thôi thì để mình tôi về xây lại mồ mả ông bà, cha mẹ cho tươm tất. Em ở lại Mỹ trông nom con cái. Toan tính hợp lý như thế thì chả ai trách vào đâu được.
Chả biết các ông về nước "làm ăn", thăm viếng như thế nào, chỉ biết khi trở về Mỹ nhìn thần thái ông nào cũng ủ dột, nụ cười như có như không trên môi tháng trước bay đâu mất! Có ông khi vừa về đến phi trường San Francisco còn reo thầm trong lòng "Ối cha! Đây mới là quê hương của mình!"
Tình hoài hương đương nhiên đáng quí, nhưng xem thường mảnh đất cưu mang mình trong những ngày cơ bần, khốn khó cũng không phải hành vi đáng khuyến khích. Ngồi ngớ ngẩn ôm một đống kỷ niệm cũ rích, lạc điệu, không thực tế là chuyện mất thì giờ, vô bổ.
Eva Airline một chuyến bay
Mười năm chọn Cali cư trú
Sài Gòn vẫn nhớ, mỗi cau mày
Nếu chẳng bay cùng Eva lần ấy
Cali ai biết đáng yêu đây?