
G I Ê S U .K H Ô N G .N H À .
_____________________________________________________________________
h o à i y ê n
_____________________________________________________________________
h o à i y ê n
một trong những sở thích của tôi khi đến một thành phố lạ, ngoài việc ăn uống ra, là được tham dự thánh lễ tại những ngôi nhà thờ khác nhau. Suốt bốn năm thằng bé học ở đại học Georgetown, mỗi lần lên thăm con tôi thường tham dự thánh lễ tại ngôi thánh đường nằm ngay ngoài cổng trường, nhà thờ Holy Trinity. Trường đại học Georgetown được sáng lập bởi những linh mục dòng tên và là ngôi trường đại học công giáo đầu tiên tại Hoa Kỳ. Nhà thờ Holy Trinity cũng thuộc về dòng tên và nằm gần toà bạch ốc nên ngày xưa tổng thống Kenedy thường tham dự thánh lễ ở đây và bây giờ đến phiên tổng thống Biden cũng thế. Không chỉ là những vị tổng thống công giáo mà rất nhiều người trong nội các chính phủ cũng hay tham dự thánh lễ ở Holy Trinity. Một lần tôi vừa trong nhà thờ bước ra thì thấy ba bốn người đàn ông to lớn mặc veste đen, đeo kiếng đen đứng đầy ngoài cổng nhà thờ, hỏi ra thì biết được rằng tôi vừa tham dự thánh lễ chung với John Kerry, bộ trưởng bộ ngoại giao lúc bấy giờ và đó là những người bảo vệ ông…
Ngôi thánh đường mà tôi thích nhất ở Washington D.C. là Vương Cung thánh đường Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Basilica of National Shrine of the Immaculate Conception. Ðây là ngôi thánh đường lớn nhất Bắc Mỹ và là một trong mười ngôi thánh đường lớn trên thế giới. Ở đây có hơn 80 nhà nguyện tôn vinh hình ảnh Ðức Mẹ tiêu biểu cho văn hóa và truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới. Người Việt Nam cũng có một ngôi nhà nguyện đặt tượng Ðức Mẹ LaVang, chung quanh tường là tranh vẽ các thánh tử đạo Việt Nam trong Vương Cung thánh đường này. Nhờ sự kết cấu đa dạng tượng trưng cho đất nước vẫn mệnh danh là "hợp chủng quốc" này mà vương cung thánh đường còn được gọi một cách trìu mến là "Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ".
Ngày lễ Tạ Ơn năm nay chúng tôi lên Washington D.C. thăm con nhân tiện coi cái căn hộ bé bằng cái mũi mà phải trả tiền thuê tương đương với một cái nhà nơi chúng tôi sống nó ra sao. Nhờ đó mà tôi có dịp tham dự thánh lễ tại Thánh Ðường Thánh Sử Mát-Thêu, Cathedral of St. Matthew the Apostle. Tôi chọn ngôi nhà thờ này đơn thuần chỉ vì gần khách sạn có thể đi bộ đến mà không hề biết rằng đây chính là nhà thờ chính toà của địa phận Washington D.C.. Thánh đường St. Matthew được hình thành vào năm 1895 và được thiết kế bởi vị kiến trúc sư nổi tiếng lúc bấy giờ là ông La Farge. Có lẽ vì tôi đã được viếng thăm rất nhiều nhà thờ bên Châu Âu nên những ngày trước khi đi ngang, ngôi thánh đường này đã không có gì làm tôi phải ... thẫn thờ dừng chân lại. Nhà thờ Thánh Matthew nằm trên một trong những con lộ chính của thủ đô, nơi mà một tấc đất là một tấc vàng nên không có cổng vây quanh riêng biệt. Gạch bên ngoài nhà thờ lại mang vẻ cũ kỹ nên quả thật là không "đập vào" tầm nhìn của người ta.
Nhưng khi bước vào trong tôi đã phải trầm trồ ồ lên một tiếng thích thú vì có cảm tưởng như mình đang đứng trong một ngôi nhà thờ cổ kính bên Âu Châu. Nhà thờ có dạng một cây thánh giá với hai cánh gà hai bên và có thể chứa được cả ngàn người. Điểm nổi bật thu hút tôi là những cửa sổ kính màu tuyệt đẹp. Những bức tranh khảm chung quanh nhà thờ vừa mang tính chất nghệ thuật vừa diễn tả được những đoạn phúc âm thật tài tình. Cộng với cái trần nhà hình vòm cao được chống đỡ bởi những cây cột theo kiểu kiến trúc la mã làm cho người ta có cảm tưởng mình đang ở trong một cái cung điện nào đó vào thế kỷ xa xưa.
Nhà thờ được chia ra làm nhiều ngôi nhà nguyện nhỏ và nơi nào thì cũng có những bức tranh, những ngôi tượng rất đặc thù. Thí dụ như nơi đặt mình thánh Chúa thì đàng sau nhà tạm là bức khảm diễn tả cảnh hai người lữ khách trên đường Emmaus đã nhận ra Chúa khi Ngài bẻ bánh trong bữa ăn. Tại nhà nguyện Ðức Mẹ thì có đặt một bức tượng Ðức Mẹ đang cúi xuống với cánh tay giơ ra. Tôi hình dung ra Mẹ đang nói:
- Con đưa tay đây mẹ đỡ con đứng dậy. Mẹ sẽ kéo con ra khỏi vũng buồn rầu bất an mà con đang đắm chìm ... Tay Mẹ đây, chỉ cần con nắm lấy, chỉ cần con nắm lấy ...
Cũng trong nhà nguyện này là một bức tượng Ðức Mẹ sầu bi và ở một góc tường là tượng Mẹ thánh Teresa thành Calcutta đang trò chuyện cùng một người đàn ông vô gia cư. Ðược biết Mẹ thánh đã viếng thăm nhà thờ này vào năm 1974 và người ta đã đặt tượng này để kỷ niệm lần thăm viếng đó.
Ðối diện với nhà nguyện Ðức Mẹ là nhà nguyện thánh Antôn thành Padua. Thánh Antôn Padua là một môn đệ trung thành của thánh Phanxicô Assisi. Nhà nguyện này được kiến trúc theo kiểu Ý với những bức khảm về những vị thánh liên quan đến thánh Antôn thành Padua và những phong cảnh làng mạc làm mình ngỡ mình đang ở bên Ý.
Ngoài ra còn có nhà nguyện Thánh Phanxicô Assisi, nhà nguyện "tiệc cưới" ... Chỗ nào cũng có những bức khảm, bức tượng đẹp như trong viện bảo tàng. Ngôi thánh đường này không chỉ được yêu chuộng bởi người công giáo mà còn được rất nhiều khách du lịch viếng khi đến thủ đô vì tính chất lịch sử của nó. Ðây là nơi đã cử hành tang lễ cho tổng thống John F. Kennedy năm 1963. Nhiều người đến đây chỉ để đứng nơi đã để quan tài của vị tổng thống cho đến bây giờ vẫn là người trẻ nhất và ... đẹp trai nhất được đắc cử. Nơi để quan tài của ông trước bàn thờ bây giờ đã được đặt một viên đá với hàng chữ "Here rested the remains of President Kennedy at the Requiem Mass, Nov. 25, 1963, before their removal to Arlington where they lie in expectation of a heavenly resurrection" tạm dịch là "Ðây là nơi đã đặt phần thân xác của tổng thống Kennedy trong thánh lễ sau cùng vào ngày 25 tháng 11 năm 1963 trước khi nó được đem đi đến nghĩa trang Arlington. Ở đó nó sẽ nằm trong mong đợi đến ngày phục sinh trên trời".
Nhưng với tất cả những di tích lịch sử, những tác phẩm nghệ thuật chứa đựng trong ngôi thánh đường tuyệt đẹp và thánh thiện ấy, ngôi tượng làm tim tôi thót lại chính là bức tượng và tấm biểu ngữ bên ngoài nhà thờ. Bức tượng bằng đồng được đặt trên lề đường trước nhà thờ mang hình hài một người đàn ông ngồi co ro, đầu gục xuống trên đầu gối và bàn tay giơ ra xin xỏ người qua lại. Người đàn ông không mặc áo mà chỉ quấn chung quanh người một mảnh vải. Ông Timothy Schmalz, nhà điêu khắc người Canada đã đặt tên cho bức tượng này là "Giêsu không nhà" (homeless Jesus). Ông bảo nguồn cảm hứng của ông đến từ phúc âm thánh Mát-Thêu "Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc". Ông là người đã tạc rất nhiều bức tượng "homeless Jesus" mà ông gọi đó là những người giảng đạo suốt 24 tiếng đồng hồ (24-hour preacher). Ông cũng là người tạc bức tượng "homeless Jesus" nằm giống thật đến nỗi khi bức tượng được đặt ở Ohio người ta đã gọi cảnh sát vì tửơng đó là một người da đen nằm ngủ trên ghế đá. Khi được phỏng vấn ông đã nói:
- Tôi muốn gửi gắm cho cuộc đời hôm nay rằng Chúa Kitô được tìm thấy trong những người bị gạt ra bên lề trong văn hóa của chúng ta.
Ông bảo ông muốn những bức tượng "Giêsu không nhà" được đặt ở khắp nơi trên nước Mỹ vì "không bao giờ có thể có quá nhiều lời nhắc nhở cho chúng ta rằng tất cả cuộc sống của con người là thiêng liêng".
Bức tượng ấy không biết vô tình hay cố ý lại được đặt dưới tấm biểu ngữ với hàng chữ "Made in God's image. Pray and Work to end the sin of Racism" tạm dịch là "Mọi người được dựng lên theo hình ảnh của Chúa. Hãy cầu nguyện và làm mọi thứ để có thể chấm dứt tội kỳ thị" . Bức tượng bằng đồng nhưng trong buổi sáng Chúa Nhật hôm ấy, dưới cái nhìn của tôi hình như nó mang màu đen, như dáng vẻ của một người đàn ông da đen hôi hám bẩn thỉu ngồi bên vệ đường mà tôi đã từng nhìn bằng một ánh mắt khinh khỉnh khi đi ngang với ý nghĩ "lại một người da đen lười biếng không chịu đi làm". Hàng chữ ngắn ngủi trên tấm biểu ngữ đó, và pho tượng đó đã làm tôi chảy nước mắt suốt đoạn đường từ nhà thờ về đến khách sạn.
Tội kỳ thị? Thú thật tôi chưa bao giờ nghĩ kỳ thị là một cái tội. Nó chỉ là một hành động không được hay, không được đẹp và thiếu tế nhị giữa người với người. Tôi chưa bao giờ nghĩ khi vào toà giải tội mình sẽ xưng tội "kỳ thị". Vì nếu bạn hỏi, tôi sẽ nói tôi không phải là người hay kỳ thị vì tôi có rất nhiều người bạn da màu. Tôi sẽ nói tôi không kỳ thị vì tôi biết ở đất nước này tôi cũng là một người da màu, có chăng chỉ là cái màu của tôi nó hơi sáng sủa dễ coi hơn cái màu của người ngồi bên vệ đường kia. Tôi sẽ nói với bạn tôi không kỳ thị vì hơn ai hết tôi biết cảm giác của một người bị kỳ thị ra sao vì tôi là một người đàn bà làm việc trong thế giới của đàn ông. Bạn sẽ không bao giờ thấy tôi công khai ra mặt khinh khi những người da màu nhưng buổi sáng hôm đó khi chỉ có "Giêsu không nhà" và tôi thì tôi biết mình đã phạm tội kỳ thị rất nhiều.
Tội trong lời nói, việc làm và nhiều nhất là trong ý nghĩ. Ðã không ít lần tôi nhìn một người da màu và nghĩ rằng họ chỉ là một người ăn bám vào xã hội cho dù không ít người màu da y như tôi vẫn vừa đi làm tiền mặt vừa xin tiền trợ cấp không một chút e dè. Và biết đâu chừng là chính tôi nữa nếu có cơ hội hay bị lâm vào đường cùng lại không làm y như thế?
Tệ hơn nữa là nghi ngờ rằng họ là người gian manh đầu trộm đuôi cướp trước khi họ lấy bất cứ món đồ gì của tôi. Lễ Ðức Mẹ vô nhiễm nguyên tội năm nay rơi vào ngày thường, vì phải đi làm nên tôi tham dự thánh lễ vào sáng sớm trước khi đến hãng. Ðầu tháng 12 mặt trời lên trễ nên 6 giờ sáng mà trời vẫn còn chưa sáng tỏ. Sân đậu xe của nhà thờ cũng vắng lặng chỉ vài cái xe thưa thớt. Tôi vừa xuống xe thì thấy một người mỹ đen mặc áo lạnh có mũ trùm đầu lừng lững đi tới. Vừa thấy ông ta là tim tôi đã đập mạnh vì sợ. Ý nghĩ đầu tiên trong đầu là phải ôm lấy cái túi xách tay chặt vào người và chạy nhanh vào nhà thờ trước khi bị hắn giật bóp hay chịt cổ hãm hiếp. Vậy là tôi đi như chạy vào nhà thờ, vào được bên trong nhà thờ mới dám quay lại để thấy người đàn ông lạ cũng đang tiến vào nhà thờ như tôi. Ông vô trong nhà thờ nhìn tôi gật đầu chào. Tôi vội vàng nói:
- Sáng nay sao trời bên ngoài gió quá .
Ra cái điều rằng mình phải chạy để tránh lạnh. Ông nhìn tôi cười hiền. Không biết ông có thấy được nét mặt đỏ bừng vì xấu hổ của tôi hay không. Vào nhà thờ ông ngồi chỉ cách tôi có vài hàng ghế. Cả buổi lễ tôi cứ trộm nhìn ông để thấy ông tham dự thánh lễ thật sốt sắng. Chắc chắn một điều là hôm đó ông được nhiều ơn phúc hơn tôi vì ông không đem vào bàn thờ những nghi kỵ nhỏ nhen như tôi. Tôi đã tự hỏi mình rằng nếu người tôi thấy là một người mỹ trắng thì liệu rằng tôi có chạy vì sợ như thế không? Câu trả lời đã khiến tôi phải đấm ngực mình mạnh hơn thường lệ khi đọc kinh ăn năn tội.
Một người bạn khi nghe tôi thú tội đã trấn an tôi rằng:
- Mình phản ứng như vậy cũng là một việc bình thường thôi vì tụi mỹ đen hay trộm cướp.
Tôi chỉ biết cười buồn không dám trách bạn vì chính tôi nếu ai hỏi cũng sẽ trả lời y như thế. Không phải chính họ đã đem cái xấu đến cho dân tộc họ hay sao? Bằng chứng là trong nhà tù người mỹ đen chiếm đa số. Ðã hơn một lần tôi nói với con trai tôi, một thằng con trai đã tiếp xúc rất nhiều với tù nhân hình sự đủ mọi lứa tuổi từ đủ mọi nhà tù khác nhau từ những ngày nó còn học trung học, để nghe nó phản đối:
- Mẹ nói như vậy là không công bằng. Mẹ có biết bao nhiêu người mỹ đen bị tù oan, bị cảnh sát doạ nạt để phải nhận tội hay không? Và mẹ có biết bao nhiêu người thuộc sắc tộc khác phạm tội nhưng không phải ở tù vì gia đình họ có tiền để mướn luật sư giỏi hay không? Vả lại người ta sẽ phải làm gì khi suốt những ngày người ta lớn người ta không có những tấm gương sáng để noi theo? Khi cả cuộc đời người ta luôn phải đối diện với những ngờ vực và bất công chỉ vì người ta sinh lầm một màu da? Mọi người cứ nói mỹ đen là trộm cướp nhưng biết bao nhiêu người không phải mỹ đen vẫn trộm cướp đó thôi. Có chăng là vì người ta tinh xảo hơn nên cách trộm cướp của người ta tài tình hơn thôi. Biết bao vụ lừa gạt lên đến cả tỷ tỷ đồng, như Enron, như Ponzi ... những người đầu xỏ là mỹ đen hay mỹ trắng?
Ðó là một đề tài gây tranh cãi nhiều nhất giữa hai mẹ con vì thằng bé luôn chỉ trích rằng tôi có thành kiến và kỳ thị với những người da màu. Tôi dĩ nhiên là phủ nhận điều đó nhưng khi đối diện với "Giêsu không nhà" tôi mới thấy mình chẳng vô tội chút nào. Năm ngoái khi công trình tôi đang làm ở vào thời điểm bận rộn và nhiều áp lực nhất hãng đã cho thêm một người kỹ sư đến giúp tôi. Khi nhận được email tôi biết cô là người mỹ đen vì cái tên của cô là tên người mỹ đen thường dùng để đặt cho con. Thế là tôi buồn đôi chút vì tôi nghĩ "cái mửng" đó thì cũng chẳng giỏi đủ để giúp được mình. Ðến khi tôi đọc cái CV của cô thì tôi đắc thắng nói với chồng:
- Biết ngay mà, nó học ở trường Prairie View.
Prairie View A&M là trường đại học mà người da đen chiếm đa số. Chưa gặp cô, chưa có cơ hội làm việc với cô mà tôi đã mặc nhiên cho là cô không tài giỏi và thông minh được bằng tôi vì trường cô học không "trắng" bằng trường tôi.
Sự thật thì cô thông minh, lanh lợi gấp ... tám lần tôi và thời gian đấy nếu không có sự giúp đỡ của cô thì không biết tôi phải xoay sở ra sao. Công trình đang thời gian xây cất có nghĩa là mỗi thắc mắc mà công nhân cần câu trả lời tính bằng phút chứ không phải bằng giờ. Ðơn giản rằng một bản vẽ mà họ không hiểu thì họ sẽ ngưng làm ngồi chơi ăn tiền và bao nhiêu trách nhiệm quy hết về người kỹ sư mang trọng trách. Những ngày đó lại là những ngày mẹ cứ liên tục sốt cao mà không biết lý do. Có nhiều hôm tôi lái xe 6 tiếng từ nhà qua chỗ làm, vừa tới khách sạn thì được tin mẹ lên cơn sốt cao phải vào nhà thương mặc dầu khi tôi rời nhà thì tình hình sức khoẻ của mẹ tương đối bình thường. Một bên là công việc và một bên là mẹ. Một lựa chọn không có gì là khó khăn thế là tôi quay đầu xe lái ngược về nhà vào ngày hôm sau. Nhưng trách nhiệm vẫn là trách nhiệm nên vừa lái xe vừa giải thích cho cô nghe những gì cần làm và lâu lâu còn bắt cô đi đến cái máy có vấn đề và facetime cho tôi để tôi giải thích. Nói điện thoại trong công trường đang xây cất là một việc mà chúng tôi không được phép làm nhưng vì tôi cô vẫn vui vẻ làm. Không những thế mà cô luôn bao che cho những thiếu sót của tôi. Mọi thiết kế là do một nhóm kỹ sư bên Ấn Độ và một nhóm bên Balan làm (đó là lý do tôi đã phải thường xuyên đi đến hai nơi này những năm qua) nhưng tôi là người kiểm duyệt và thay mặt hãng chấp thuận những gì họ làm thế nên sai hay đúng mọi thứ ngừng lại ở tôi. Một công trình xây cất hơn 2 tỷ dollars mà tôi là người duy nhất chịu trách nhiệm thì sơ sót chắc chắn phải xảy ra. Mỗi lần như thế cô lại nhận là tôi làm đúng mà vì cô mới vào không hiểu hết nên diễn giải ra sai. Cô bảo với tôi :
- Tao là ma mới tụi nó không có lý do gì để trách tao nên mày cứ để tao nhận hết cho. Tao cũng không hiểu tại sao mấy năm nay mày lại có thể làm một mình chứ một project như vầy phải cần 3-4 người kỹ sư điện là ít. Mày đúng là superwoman mà.
Vậy là hễ cái gì sai thì cô nhận là tại cô không biết còn cái gì đúng thì cô la làng lên để mọi người biết là tôi ... giỏi.
Cô nói cho tôi nghe là trường đại học tôi học không những nhận cô mà còn cho cô học bổng nhưng cô từ chối không học. Cô học trường "mỹ đen" của cô vì cô không muốn lúc nào cũng phải chịu ánh mắt soi mói ngờ vực của những sinh viên khác cho rằng cô được nhận chỉ vì chính sách đa dạng mà trường phải chấp hành chứ không phải vì khả năng của cô. Tôi nói có lẽ vì cô nhạy cảm nên nghĩ như thế thôi chứ làm gì đến nỗi vậy. Cô nhìn tôi dò xét:
- Mày nói câu đó vì mày thật sự ngây thơ hay vì mày muốn tự an ủi cả mày lẫn tao? Mày là một người đàn bà, lại là một người đàn bà da màu làm việc trong một thế giới đàn ông mà đa phần là đàn ông da trắng. Mày lại là cấp trên của họ. Không lẽ chưa bao giờ mày phải chạm mặt với những lời kỳ thị hay sao? Không lẽ mày không cảm nhận được rằng chỉ cần người ta nhìn thấy mày là lập tức người ta cho rằng trình độ hiểu biết và sức làm việc của mày không bằng họ hay sao? Nếu thật sự như thế thì tao thành thật chúc mừng mày ...
Câu hỏi của cô làm tôi nhớ lại mấy tháng trước tôi có một vụ đụng độ với một ông quản lý ngay tại cái project mà chúng tôi đang làm. Ông hỏi tôi là người Trung Hoa hay Nhật Bản. Tôi trả lời tôi là người Việt Nam. Ông nhìn tôi rồi buông thõng một câu:
- Tôi tưởng đàn bà Việt Nam ai cũng làm móng tay hết.
Tôi nhìn nụ cười nửa miệng của ông khi nói câu đó mà giận ứa gan. Ông làm như những người làm móng tay không bằng cái chức vụ cai quản một nhúm công nhân nơi công trường của ông. Ông không biết được rằng tiền họ làm ra đủ để ...đốt ông cháy thành tro. Tôi cũng cười nửa miệng lại nói với ông:
- Không có đâu, đàn bà ở nhà tôi ai giỏi giang và khéo tay thì làm móng tay và có tiệm móng tay. Chỉ có những đứa vô tích sự và vụng về như tôi mới cần học làm kỹ sư để phải đi làm với những người như ông.
Lúc đó có lẽ nhận thấy mình đã thò tay vào một ổ kiến lửa ông giả lả:
- Tôi nói vậy vì vợ tôi đi làm móng tay toàn gặp người Việt Nam và họ đều nói chuyện bằng tiếng Việt Nam với nhau. Tôi không có ý gì khác.
Tôi kể lại cho cô nghe cô bĩu môi nói:
- Ngay cả câu xin lỗi của hắn cũng ... cà chớn.
Project đó xong, cô và tôi không còn được làm chung với nhau nữa nhưng thỉnh thoảng vẫn nhắn tin nói chuyện với nhau. Ngày project chấm dứt hãng của tôi nói họ không còn việc cho tôi và nói tôi về nhà ngồi chờ. Cũng chẳng sao vì tôi có thêm thời gian với mẹ thế là tôi bằng lòng ngồi chơi uống nước của… mình. Hơn một tháng sau họ gọi cho tôi và nói có việc cho tôi nhưng không thể trả cho tôi mức lương tôi đang làm. Ngày xưa họ trả lương cao cho tôi vì thân chủ đó biết tôi phải đi công tác nhiều nên bằng lòng với mức lương ấy. Bây giờ thân chủ mới không chịu vì tình hình kinh tế đang xuống, chính phủ không cho khai thác nhiều dầu khí nên nếu tôi muốn đi làm lại tôi sẽ phải chịu cắt 15% mức lương. Phần vì nghĩ họ nói cũng có lý phần vì những hãng khác tôi phỏng vấn đều không chịu trả tôi mức lương tôi đang lãnh nên tôi bằng lòng. Cô biết được tức tối:
- Tụi nó thấy mày là đàn bà nên nhân cơ hội này cắt lương mày đó chứ tao biết thằng kỹ sư kia cũng làm project đó đâu có bị cắt lương đâu.
Nghe cô nói tôi cũng ấm ức lắm nhưng nghĩ thôi 85% còn hơn 0% . Tôi chưa sẵn sàng để về hưu nên thà đi làm còn hơn ở nhà xách xe đi shopping. Mấy tuần trước tôi đi phỏng vấn chơi cho đỡ buồn thì được một hãng khác nhận. Lương hãng này hơn mức lương tôi đang làm nhưng thua lương hồi xưa tôi làm. Tôi về gửi email từ chức. Lập tức trong vòng một ngày hãng của tôi trả lại cho tôi mức lương cũ để giữ chân tôi lại. Cô bảo:
- Thấy chưa, đâu phải tại thân chủ mới cắt lương mày đâu mà là mấy thằng manager thừa nước đục thả câu thôi.
Nói gì khi cô hoàn toàn đúng . Tuần trước tôi nhắn tin cho cô chúc mừng giáng sinh và hỏi cô có đi chơi đâu không. Cô trả lời rằng cô mua nhà mới nên sẽ nghỉ một tuần để dọn nhà. Khi biết được khu nhà mới của cô tôi trầm trồ:
- Wow, chúc mừng mày. Khu nhà đó đắt lắm tụi tao mua không nổi.
Cô viết lại cho tôi:
- Mày đừng lo, để tao dọn vô vài tháng nữa là giá nhà khu đó sẽ xuống mày tha hồ mua.
Tôi đọc dòng tin nhắn của cô mà thấy đắng chát trong cổ bởi cái thật trong câu nói ấy. Ai cũng bảo khu nào có mỹ đen dọn vào là giá nhà khu đó sẽ xuống. Tôi nghĩ đến người bạn trẻ rất giỏi giang và có thừa cả tư cách lẫn nhân cách của mình mà tự hỏi nghị lực ở đâu cô có để tiếp tục vươn lên giữa những thành kiến bầm dập chung quanh?
Những ngày này tâm hồn tôi bị giao động mạnh bởi tấm biểu ngữ đàng sau "Giêsu không nhà" nơi con ở. Xã hội này không công bằng, đất nước này chưa được bình đẳng như mình vẫn hằng tự hào. Và tôi, vô tình hay cố ý, vẫn đang đóng góp vào cái sự bất công kia hàng ngày mà không mảy may bận tâm ...
Mùa giáng sinh năm nay tôi đã cầu xin cho mình luôn nhớ rằng mọi người sinh ra đều mang hình ảnh của Thiên Chúa để thôi không xét đoán người khác. Quyền xét đóan vốn không phải của tôi. Tiếng Anh có một câu ngạn ngữ "don't judge a man until you have walked (a mile) in his shoes " tạm dịch là "không nên xét đoán một người nào cho đến khi bạn đi được (một dặm) trong đôi giày của anh ta".
Vâng, lạy Chúa, trong năm mới này nếu con có thể xin được một điều gì cho mình thì xin cho con biết cố gắng dành thời gian tìm hiểu con người, quan điểm, kinh nghiệm, hoàn cảnh hay động lực của người khác trước khi đưa ra phán xét về họ. Khó lắm vì dường như ở con sự chỉ trích luôn đi trước lòng cảm thông. Nhưng có Chúa thì con tin rằng mình sẽ làm được. Ðồng hành với con nhé, Giêsu không nhà...
những ngày cuối năm 2021
Ngôi thánh đường mà tôi thích nhất ở Washington D.C. là Vương Cung thánh đường Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Basilica of National Shrine of the Immaculate Conception. Ðây là ngôi thánh đường lớn nhất Bắc Mỹ và là một trong mười ngôi thánh đường lớn trên thế giới. Ở đây có hơn 80 nhà nguyện tôn vinh hình ảnh Ðức Mẹ tiêu biểu cho văn hóa và truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới. Người Việt Nam cũng có một ngôi nhà nguyện đặt tượng Ðức Mẹ LaVang, chung quanh tường là tranh vẽ các thánh tử đạo Việt Nam trong Vương Cung thánh đường này. Nhờ sự kết cấu đa dạng tượng trưng cho đất nước vẫn mệnh danh là "hợp chủng quốc" này mà vương cung thánh đường còn được gọi một cách trìu mến là "Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ".
Ngày lễ Tạ Ơn năm nay chúng tôi lên Washington D.C. thăm con nhân tiện coi cái căn hộ bé bằng cái mũi mà phải trả tiền thuê tương đương với một cái nhà nơi chúng tôi sống nó ra sao. Nhờ đó mà tôi có dịp tham dự thánh lễ tại Thánh Ðường Thánh Sử Mát-Thêu, Cathedral of St. Matthew the Apostle. Tôi chọn ngôi nhà thờ này đơn thuần chỉ vì gần khách sạn có thể đi bộ đến mà không hề biết rằng đây chính là nhà thờ chính toà của địa phận Washington D.C.. Thánh đường St. Matthew được hình thành vào năm 1895 và được thiết kế bởi vị kiến trúc sư nổi tiếng lúc bấy giờ là ông La Farge. Có lẽ vì tôi đã được viếng thăm rất nhiều nhà thờ bên Châu Âu nên những ngày trước khi đi ngang, ngôi thánh đường này đã không có gì làm tôi phải ... thẫn thờ dừng chân lại. Nhà thờ Thánh Matthew nằm trên một trong những con lộ chính của thủ đô, nơi mà một tấc đất là một tấc vàng nên không có cổng vây quanh riêng biệt. Gạch bên ngoài nhà thờ lại mang vẻ cũ kỹ nên quả thật là không "đập vào" tầm nhìn của người ta.
Nhưng khi bước vào trong tôi đã phải trầm trồ ồ lên một tiếng thích thú vì có cảm tưởng như mình đang đứng trong một ngôi nhà thờ cổ kính bên Âu Châu. Nhà thờ có dạng một cây thánh giá với hai cánh gà hai bên và có thể chứa được cả ngàn người. Điểm nổi bật thu hút tôi là những cửa sổ kính màu tuyệt đẹp. Những bức tranh khảm chung quanh nhà thờ vừa mang tính chất nghệ thuật vừa diễn tả được những đoạn phúc âm thật tài tình. Cộng với cái trần nhà hình vòm cao được chống đỡ bởi những cây cột theo kiểu kiến trúc la mã làm cho người ta có cảm tưởng mình đang ở trong một cái cung điện nào đó vào thế kỷ xa xưa.
Nhà thờ được chia ra làm nhiều ngôi nhà nguyện nhỏ và nơi nào thì cũng có những bức tranh, những ngôi tượng rất đặc thù. Thí dụ như nơi đặt mình thánh Chúa thì đàng sau nhà tạm là bức khảm diễn tả cảnh hai người lữ khách trên đường Emmaus đã nhận ra Chúa khi Ngài bẻ bánh trong bữa ăn. Tại nhà nguyện Ðức Mẹ thì có đặt một bức tượng Ðức Mẹ đang cúi xuống với cánh tay giơ ra. Tôi hình dung ra Mẹ đang nói:
- Con đưa tay đây mẹ đỡ con đứng dậy. Mẹ sẽ kéo con ra khỏi vũng buồn rầu bất an mà con đang đắm chìm ... Tay Mẹ đây, chỉ cần con nắm lấy, chỉ cần con nắm lấy ...
Cũng trong nhà nguyện này là một bức tượng Ðức Mẹ sầu bi và ở một góc tường là tượng Mẹ thánh Teresa thành Calcutta đang trò chuyện cùng một người đàn ông vô gia cư. Ðược biết Mẹ thánh đã viếng thăm nhà thờ này vào năm 1974 và người ta đã đặt tượng này để kỷ niệm lần thăm viếng đó.
Ðối diện với nhà nguyện Ðức Mẹ là nhà nguyện thánh Antôn thành Padua. Thánh Antôn Padua là một môn đệ trung thành của thánh Phanxicô Assisi. Nhà nguyện này được kiến trúc theo kiểu Ý với những bức khảm về những vị thánh liên quan đến thánh Antôn thành Padua và những phong cảnh làng mạc làm mình ngỡ mình đang ở bên Ý.
Ngoài ra còn có nhà nguyện Thánh Phanxicô Assisi, nhà nguyện "tiệc cưới" ... Chỗ nào cũng có những bức khảm, bức tượng đẹp như trong viện bảo tàng. Ngôi thánh đường này không chỉ được yêu chuộng bởi người công giáo mà còn được rất nhiều khách du lịch viếng khi đến thủ đô vì tính chất lịch sử của nó. Ðây là nơi đã cử hành tang lễ cho tổng thống John F. Kennedy năm 1963. Nhiều người đến đây chỉ để đứng nơi đã để quan tài của vị tổng thống cho đến bây giờ vẫn là người trẻ nhất và ... đẹp trai nhất được đắc cử. Nơi để quan tài của ông trước bàn thờ bây giờ đã được đặt một viên đá với hàng chữ "Here rested the remains of President Kennedy at the Requiem Mass, Nov. 25, 1963, before their removal to Arlington where they lie in expectation of a heavenly resurrection" tạm dịch là "Ðây là nơi đã đặt phần thân xác của tổng thống Kennedy trong thánh lễ sau cùng vào ngày 25 tháng 11 năm 1963 trước khi nó được đem đi đến nghĩa trang Arlington. Ở đó nó sẽ nằm trong mong đợi đến ngày phục sinh trên trời".
Nhưng với tất cả những di tích lịch sử, những tác phẩm nghệ thuật chứa đựng trong ngôi thánh đường tuyệt đẹp và thánh thiện ấy, ngôi tượng làm tim tôi thót lại chính là bức tượng và tấm biểu ngữ bên ngoài nhà thờ. Bức tượng bằng đồng được đặt trên lề đường trước nhà thờ mang hình hài một người đàn ông ngồi co ro, đầu gục xuống trên đầu gối và bàn tay giơ ra xin xỏ người qua lại. Người đàn ông không mặc áo mà chỉ quấn chung quanh người một mảnh vải. Ông Timothy Schmalz, nhà điêu khắc người Canada đã đặt tên cho bức tượng này là "Giêsu không nhà" (homeless Jesus). Ông bảo nguồn cảm hứng của ông đến từ phúc âm thánh Mát-Thêu "Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc". Ông là người đã tạc rất nhiều bức tượng "homeless Jesus" mà ông gọi đó là những người giảng đạo suốt 24 tiếng đồng hồ (24-hour preacher). Ông cũng là người tạc bức tượng "homeless Jesus" nằm giống thật đến nỗi khi bức tượng được đặt ở Ohio người ta đã gọi cảnh sát vì tửơng đó là một người da đen nằm ngủ trên ghế đá. Khi được phỏng vấn ông đã nói:
- Tôi muốn gửi gắm cho cuộc đời hôm nay rằng Chúa Kitô được tìm thấy trong những người bị gạt ra bên lề trong văn hóa của chúng ta.
Ông bảo ông muốn những bức tượng "Giêsu không nhà" được đặt ở khắp nơi trên nước Mỹ vì "không bao giờ có thể có quá nhiều lời nhắc nhở cho chúng ta rằng tất cả cuộc sống của con người là thiêng liêng".
Bức tượng ấy không biết vô tình hay cố ý lại được đặt dưới tấm biểu ngữ với hàng chữ "Made in God's image. Pray and Work to end the sin of Racism" tạm dịch là "Mọi người được dựng lên theo hình ảnh của Chúa. Hãy cầu nguyện và làm mọi thứ để có thể chấm dứt tội kỳ thị" . Bức tượng bằng đồng nhưng trong buổi sáng Chúa Nhật hôm ấy, dưới cái nhìn của tôi hình như nó mang màu đen, như dáng vẻ của một người đàn ông da đen hôi hám bẩn thỉu ngồi bên vệ đường mà tôi đã từng nhìn bằng một ánh mắt khinh khỉnh khi đi ngang với ý nghĩ "lại một người da đen lười biếng không chịu đi làm". Hàng chữ ngắn ngủi trên tấm biểu ngữ đó, và pho tượng đó đã làm tôi chảy nước mắt suốt đoạn đường từ nhà thờ về đến khách sạn.
Tội kỳ thị? Thú thật tôi chưa bao giờ nghĩ kỳ thị là một cái tội. Nó chỉ là một hành động không được hay, không được đẹp và thiếu tế nhị giữa người với người. Tôi chưa bao giờ nghĩ khi vào toà giải tội mình sẽ xưng tội "kỳ thị". Vì nếu bạn hỏi, tôi sẽ nói tôi không phải là người hay kỳ thị vì tôi có rất nhiều người bạn da màu. Tôi sẽ nói tôi không kỳ thị vì tôi biết ở đất nước này tôi cũng là một người da màu, có chăng chỉ là cái màu của tôi nó hơi sáng sủa dễ coi hơn cái màu của người ngồi bên vệ đường kia. Tôi sẽ nói với bạn tôi không kỳ thị vì hơn ai hết tôi biết cảm giác của một người bị kỳ thị ra sao vì tôi là một người đàn bà làm việc trong thế giới của đàn ông. Bạn sẽ không bao giờ thấy tôi công khai ra mặt khinh khi những người da màu nhưng buổi sáng hôm đó khi chỉ có "Giêsu không nhà" và tôi thì tôi biết mình đã phạm tội kỳ thị rất nhiều.
Tội trong lời nói, việc làm và nhiều nhất là trong ý nghĩ. Ðã không ít lần tôi nhìn một người da màu và nghĩ rằng họ chỉ là một người ăn bám vào xã hội cho dù không ít người màu da y như tôi vẫn vừa đi làm tiền mặt vừa xin tiền trợ cấp không một chút e dè. Và biết đâu chừng là chính tôi nữa nếu có cơ hội hay bị lâm vào đường cùng lại không làm y như thế?
Tệ hơn nữa là nghi ngờ rằng họ là người gian manh đầu trộm đuôi cướp trước khi họ lấy bất cứ món đồ gì của tôi. Lễ Ðức Mẹ vô nhiễm nguyên tội năm nay rơi vào ngày thường, vì phải đi làm nên tôi tham dự thánh lễ vào sáng sớm trước khi đến hãng. Ðầu tháng 12 mặt trời lên trễ nên 6 giờ sáng mà trời vẫn còn chưa sáng tỏ. Sân đậu xe của nhà thờ cũng vắng lặng chỉ vài cái xe thưa thớt. Tôi vừa xuống xe thì thấy một người mỹ đen mặc áo lạnh có mũ trùm đầu lừng lững đi tới. Vừa thấy ông ta là tim tôi đã đập mạnh vì sợ. Ý nghĩ đầu tiên trong đầu là phải ôm lấy cái túi xách tay chặt vào người và chạy nhanh vào nhà thờ trước khi bị hắn giật bóp hay chịt cổ hãm hiếp. Vậy là tôi đi như chạy vào nhà thờ, vào được bên trong nhà thờ mới dám quay lại để thấy người đàn ông lạ cũng đang tiến vào nhà thờ như tôi. Ông vô trong nhà thờ nhìn tôi gật đầu chào. Tôi vội vàng nói:
- Sáng nay sao trời bên ngoài gió quá .
Ra cái điều rằng mình phải chạy để tránh lạnh. Ông nhìn tôi cười hiền. Không biết ông có thấy được nét mặt đỏ bừng vì xấu hổ của tôi hay không. Vào nhà thờ ông ngồi chỉ cách tôi có vài hàng ghế. Cả buổi lễ tôi cứ trộm nhìn ông để thấy ông tham dự thánh lễ thật sốt sắng. Chắc chắn một điều là hôm đó ông được nhiều ơn phúc hơn tôi vì ông không đem vào bàn thờ những nghi kỵ nhỏ nhen như tôi. Tôi đã tự hỏi mình rằng nếu người tôi thấy là một người mỹ trắng thì liệu rằng tôi có chạy vì sợ như thế không? Câu trả lời đã khiến tôi phải đấm ngực mình mạnh hơn thường lệ khi đọc kinh ăn năn tội.
Một người bạn khi nghe tôi thú tội đã trấn an tôi rằng:
- Mình phản ứng như vậy cũng là một việc bình thường thôi vì tụi mỹ đen hay trộm cướp.
Tôi chỉ biết cười buồn không dám trách bạn vì chính tôi nếu ai hỏi cũng sẽ trả lời y như thế. Không phải chính họ đã đem cái xấu đến cho dân tộc họ hay sao? Bằng chứng là trong nhà tù người mỹ đen chiếm đa số. Ðã hơn một lần tôi nói với con trai tôi, một thằng con trai đã tiếp xúc rất nhiều với tù nhân hình sự đủ mọi lứa tuổi từ đủ mọi nhà tù khác nhau từ những ngày nó còn học trung học, để nghe nó phản đối:
- Mẹ nói như vậy là không công bằng. Mẹ có biết bao nhiêu người mỹ đen bị tù oan, bị cảnh sát doạ nạt để phải nhận tội hay không? Và mẹ có biết bao nhiêu người thuộc sắc tộc khác phạm tội nhưng không phải ở tù vì gia đình họ có tiền để mướn luật sư giỏi hay không? Vả lại người ta sẽ phải làm gì khi suốt những ngày người ta lớn người ta không có những tấm gương sáng để noi theo? Khi cả cuộc đời người ta luôn phải đối diện với những ngờ vực và bất công chỉ vì người ta sinh lầm một màu da? Mọi người cứ nói mỹ đen là trộm cướp nhưng biết bao nhiêu người không phải mỹ đen vẫn trộm cướp đó thôi. Có chăng là vì người ta tinh xảo hơn nên cách trộm cướp của người ta tài tình hơn thôi. Biết bao vụ lừa gạt lên đến cả tỷ tỷ đồng, như Enron, như Ponzi ... những người đầu xỏ là mỹ đen hay mỹ trắng?
Ðó là một đề tài gây tranh cãi nhiều nhất giữa hai mẹ con vì thằng bé luôn chỉ trích rằng tôi có thành kiến và kỳ thị với những người da màu. Tôi dĩ nhiên là phủ nhận điều đó nhưng khi đối diện với "Giêsu không nhà" tôi mới thấy mình chẳng vô tội chút nào. Năm ngoái khi công trình tôi đang làm ở vào thời điểm bận rộn và nhiều áp lực nhất hãng đã cho thêm một người kỹ sư đến giúp tôi. Khi nhận được email tôi biết cô là người mỹ đen vì cái tên của cô là tên người mỹ đen thường dùng để đặt cho con. Thế là tôi buồn đôi chút vì tôi nghĩ "cái mửng" đó thì cũng chẳng giỏi đủ để giúp được mình. Ðến khi tôi đọc cái CV của cô thì tôi đắc thắng nói với chồng:
- Biết ngay mà, nó học ở trường Prairie View.
Prairie View A&M là trường đại học mà người da đen chiếm đa số. Chưa gặp cô, chưa có cơ hội làm việc với cô mà tôi đã mặc nhiên cho là cô không tài giỏi và thông minh được bằng tôi vì trường cô học không "trắng" bằng trường tôi.
Sự thật thì cô thông minh, lanh lợi gấp ... tám lần tôi và thời gian đấy nếu không có sự giúp đỡ của cô thì không biết tôi phải xoay sở ra sao. Công trình đang thời gian xây cất có nghĩa là mỗi thắc mắc mà công nhân cần câu trả lời tính bằng phút chứ không phải bằng giờ. Ðơn giản rằng một bản vẽ mà họ không hiểu thì họ sẽ ngưng làm ngồi chơi ăn tiền và bao nhiêu trách nhiệm quy hết về người kỹ sư mang trọng trách. Những ngày đó lại là những ngày mẹ cứ liên tục sốt cao mà không biết lý do. Có nhiều hôm tôi lái xe 6 tiếng từ nhà qua chỗ làm, vừa tới khách sạn thì được tin mẹ lên cơn sốt cao phải vào nhà thương mặc dầu khi tôi rời nhà thì tình hình sức khoẻ của mẹ tương đối bình thường. Một bên là công việc và một bên là mẹ. Một lựa chọn không có gì là khó khăn thế là tôi quay đầu xe lái ngược về nhà vào ngày hôm sau. Nhưng trách nhiệm vẫn là trách nhiệm nên vừa lái xe vừa giải thích cho cô nghe những gì cần làm và lâu lâu còn bắt cô đi đến cái máy có vấn đề và facetime cho tôi để tôi giải thích. Nói điện thoại trong công trường đang xây cất là một việc mà chúng tôi không được phép làm nhưng vì tôi cô vẫn vui vẻ làm. Không những thế mà cô luôn bao che cho những thiếu sót của tôi. Mọi thiết kế là do một nhóm kỹ sư bên Ấn Độ và một nhóm bên Balan làm (đó là lý do tôi đã phải thường xuyên đi đến hai nơi này những năm qua) nhưng tôi là người kiểm duyệt và thay mặt hãng chấp thuận những gì họ làm thế nên sai hay đúng mọi thứ ngừng lại ở tôi. Một công trình xây cất hơn 2 tỷ dollars mà tôi là người duy nhất chịu trách nhiệm thì sơ sót chắc chắn phải xảy ra. Mỗi lần như thế cô lại nhận là tôi làm đúng mà vì cô mới vào không hiểu hết nên diễn giải ra sai. Cô bảo với tôi :
- Tao là ma mới tụi nó không có lý do gì để trách tao nên mày cứ để tao nhận hết cho. Tao cũng không hiểu tại sao mấy năm nay mày lại có thể làm một mình chứ một project như vầy phải cần 3-4 người kỹ sư điện là ít. Mày đúng là superwoman mà.
Vậy là hễ cái gì sai thì cô nhận là tại cô không biết còn cái gì đúng thì cô la làng lên để mọi người biết là tôi ... giỏi.
Cô nói cho tôi nghe là trường đại học tôi học không những nhận cô mà còn cho cô học bổng nhưng cô từ chối không học. Cô học trường "mỹ đen" của cô vì cô không muốn lúc nào cũng phải chịu ánh mắt soi mói ngờ vực của những sinh viên khác cho rằng cô được nhận chỉ vì chính sách đa dạng mà trường phải chấp hành chứ không phải vì khả năng của cô. Tôi nói có lẽ vì cô nhạy cảm nên nghĩ như thế thôi chứ làm gì đến nỗi vậy. Cô nhìn tôi dò xét:
- Mày nói câu đó vì mày thật sự ngây thơ hay vì mày muốn tự an ủi cả mày lẫn tao? Mày là một người đàn bà, lại là một người đàn bà da màu làm việc trong một thế giới đàn ông mà đa phần là đàn ông da trắng. Mày lại là cấp trên của họ. Không lẽ chưa bao giờ mày phải chạm mặt với những lời kỳ thị hay sao? Không lẽ mày không cảm nhận được rằng chỉ cần người ta nhìn thấy mày là lập tức người ta cho rằng trình độ hiểu biết và sức làm việc của mày không bằng họ hay sao? Nếu thật sự như thế thì tao thành thật chúc mừng mày ...
Câu hỏi của cô làm tôi nhớ lại mấy tháng trước tôi có một vụ đụng độ với một ông quản lý ngay tại cái project mà chúng tôi đang làm. Ông hỏi tôi là người Trung Hoa hay Nhật Bản. Tôi trả lời tôi là người Việt Nam. Ông nhìn tôi rồi buông thõng một câu:
- Tôi tưởng đàn bà Việt Nam ai cũng làm móng tay hết.
Tôi nhìn nụ cười nửa miệng của ông khi nói câu đó mà giận ứa gan. Ông làm như những người làm móng tay không bằng cái chức vụ cai quản một nhúm công nhân nơi công trường của ông. Ông không biết được rằng tiền họ làm ra đủ để ...đốt ông cháy thành tro. Tôi cũng cười nửa miệng lại nói với ông:
- Không có đâu, đàn bà ở nhà tôi ai giỏi giang và khéo tay thì làm móng tay và có tiệm móng tay. Chỉ có những đứa vô tích sự và vụng về như tôi mới cần học làm kỹ sư để phải đi làm với những người như ông.
Lúc đó có lẽ nhận thấy mình đã thò tay vào một ổ kiến lửa ông giả lả:
- Tôi nói vậy vì vợ tôi đi làm móng tay toàn gặp người Việt Nam và họ đều nói chuyện bằng tiếng Việt Nam với nhau. Tôi không có ý gì khác.
Tôi kể lại cho cô nghe cô bĩu môi nói:
- Ngay cả câu xin lỗi của hắn cũng ... cà chớn.
Project đó xong, cô và tôi không còn được làm chung với nhau nữa nhưng thỉnh thoảng vẫn nhắn tin nói chuyện với nhau. Ngày project chấm dứt hãng của tôi nói họ không còn việc cho tôi và nói tôi về nhà ngồi chờ. Cũng chẳng sao vì tôi có thêm thời gian với mẹ thế là tôi bằng lòng ngồi chơi uống nước của… mình. Hơn một tháng sau họ gọi cho tôi và nói có việc cho tôi nhưng không thể trả cho tôi mức lương tôi đang làm. Ngày xưa họ trả lương cao cho tôi vì thân chủ đó biết tôi phải đi công tác nhiều nên bằng lòng với mức lương ấy. Bây giờ thân chủ mới không chịu vì tình hình kinh tế đang xuống, chính phủ không cho khai thác nhiều dầu khí nên nếu tôi muốn đi làm lại tôi sẽ phải chịu cắt 15% mức lương. Phần vì nghĩ họ nói cũng có lý phần vì những hãng khác tôi phỏng vấn đều không chịu trả tôi mức lương tôi đang lãnh nên tôi bằng lòng. Cô biết được tức tối:
- Tụi nó thấy mày là đàn bà nên nhân cơ hội này cắt lương mày đó chứ tao biết thằng kỹ sư kia cũng làm project đó đâu có bị cắt lương đâu.
Nghe cô nói tôi cũng ấm ức lắm nhưng nghĩ thôi 85% còn hơn 0% . Tôi chưa sẵn sàng để về hưu nên thà đi làm còn hơn ở nhà xách xe đi shopping. Mấy tuần trước tôi đi phỏng vấn chơi cho đỡ buồn thì được một hãng khác nhận. Lương hãng này hơn mức lương tôi đang làm nhưng thua lương hồi xưa tôi làm. Tôi về gửi email từ chức. Lập tức trong vòng một ngày hãng của tôi trả lại cho tôi mức lương cũ để giữ chân tôi lại. Cô bảo:
- Thấy chưa, đâu phải tại thân chủ mới cắt lương mày đâu mà là mấy thằng manager thừa nước đục thả câu thôi.
Nói gì khi cô hoàn toàn đúng . Tuần trước tôi nhắn tin cho cô chúc mừng giáng sinh và hỏi cô có đi chơi đâu không. Cô trả lời rằng cô mua nhà mới nên sẽ nghỉ một tuần để dọn nhà. Khi biết được khu nhà mới của cô tôi trầm trồ:
- Wow, chúc mừng mày. Khu nhà đó đắt lắm tụi tao mua không nổi.
Cô viết lại cho tôi:
- Mày đừng lo, để tao dọn vô vài tháng nữa là giá nhà khu đó sẽ xuống mày tha hồ mua.
Tôi đọc dòng tin nhắn của cô mà thấy đắng chát trong cổ bởi cái thật trong câu nói ấy. Ai cũng bảo khu nào có mỹ đen dọn vào là giá nhà khu đó sẽ xuống. Tôi nghĩ đến người bạn trẻ rất giỏi giang và có thừa cả tư cách lẫn nhân cách của mình mà tự hỏi nghị lực ở đâu cô có để tiếp tục vươn lên giữa những thành kiến bầm dập chung quanh?
Những ngày này tâm hồn tôi bị giao động mạnh bởi tấm biểu ngữ đàng sau "Giêsu không nhà" nơi con ở. Xã hội này không công bằng, đất nước này chưa được bình đẳng như mình vẫn hằng tự hào. Và tôi, vô tình hay cố ý, vẫn đang đóng góp vào cái sự bất công kia hàng ngày mà không mảy may bận tâm ...
Mùa giáng sinh năm nay tôi đã cầu xin cho mình luôn nhớ rằng mọi người sinh ra đều mang hình ảnh của Thiên Chúa để thôi không xét đoán người khác. Quyền xét đóan vốn không phải của tôi. Tiếng Anh có một câu ngạn ngữ "don't judge a man until you have walked (a mile) in his shoes " tạm dịch là "không nên xét đoán một người nào cho đến khi bạn đi được (một dặm) trong đôi giày của anh ta".
Vâng, lạy Chúa, trong năm mới này nếu con có thể xin được một điều gì cho mình thì xin cho con biết cố gắng dành thời gian tìm hiểu con người, quan điểm, kinh nghiệm, hoàn cảnh hay động lực của người khác trước khi đưa ra phán xét về họ. Khó lắm vì dường như ở con sự chỉ trích luôn đi trước lòng cảm thông. Nhưng có Chúa thì con tin rằng mình sẽ làm được. Ðồng hành với con nhé, Giêsu không nhà...
những ngày cuối năm 2021



