
n Ỗ i .l Ò n g .n g ư Ờ i .M Ẹ
_____________________________________________________________________
h o à i y ê n
_____________________________________________________________________
h o à i y ê n
Dạo này tôi làm biếng đọc sách kinh khủng, cái thuở mà chỉ cần cầm lên một cuốn sách hay là có thể bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ quên cả... người tình đã rơi vào quên lãng từ lâu lắm rồi. Không biết có nên đổ thừa tại internet, tại netflix... hay đơn thuần chỉ vì mình đã... già nên cằn cỗi cả đầu óc. Không còn thích đọc nhưng vẫn còn mê truyện nên giải pháp duy nhất là kiếm người đọc cho mình nghe. Người ngay bên cạnh thì mắt còn kèm nhem hơn mình nên đành mỗi tháng nộp sơ sơ hai mươi tì cho cái website "audible.com" và cái iphone thì lúc nào cũng đầy nhóc truyện đến không còn chụp hình được vì hết memory.
Có những cuốn truyện nghe rồi quên ngay, có những cuốn truyện vừa nghe vừa cười làm người chung quanh tưởng có kẻ vừa đào thoát khỏi nhà thương tâm thần, có những cuốn truyện hay đến nỗi xe đến hãng rồi mà vẫn còn chần chừ chưa muốn tắt máy, có những cuốn truyện dở ơi là dở nhưng vì mỗi tháng chỉ được download một cuốn nên cũng ráng bấm bụng mà nghe, vừa nghe vừa chửi thề... Nhưng cũng có những cuốn truyện nghe đi nghe lại đến thuộc lòng nhưng vẫn muốn nghe vì mỗi lần nghe vẫn thấy lòng mình chòng chành chao đảo, vẫn cảm được một niềm đau xoáy mạnh nơi tim. Cuốn "Defending Jacob" của William Landay và cuốn "Nineteen Minutes" của nhà văn nữ Jodi Picoult là hai thí dụ điển hình cho những cuốn truyện như thế.
Hai cuốn truyện do hai tác giả với hai lối viết hoàn toàn khác biệt nhưng nội dung thì lại hơi giống nhau. Cùng viết về nỗi lòng của những người đã sinh ra những đứa bé giết người không gớm tay . Những hung thủ đôi khi vẫn còn chưa đến tuổi lái xe hay đi bầu cử... Những đứa con nít giấu súng lục trong cặp sách như con tôi giấu kẹo chocolate trong bàn học... Những đứa trẻ con dùng dao đâm người thành thạo hơn tôi bổ trái táo...Những đứa con trai lia tiểu liên vào bạn bè y như đang bắn súng trong video games trên màn ảnh vô tri. Cái vấn nạn đang là đề tài bàn cãi sôi nổi của những kẻ làm luật pháp hoa kỳ, đang làm điên đảo cái cường quốc vốn lớn mạnh nhờ tài năng chế tạo vũ khí.
***
Mỗi lần xảy ra những vụ thảm sát người vô tội hàng loạt một cách điên khùng không lý do như ở ngôi trường tiểu học Sandy Hook hay tại rạp hát Aurora vừa qua đầu óc tôi lại quay cuồng với muôn vàn ý nghĩ rời rạc, rối tung. Những cảm xúc mang đầy nghịch lý, những tâm trạng trái ngược khiến tôi cảm thấy như mình là một người... bất bình thường. Vì ngoài lòng thương cảm xót xa dành cho những nạn nhân và gia đình của họ, ngoài những lời nguyện cầu ơn trên ban cho họ sức mạnh vượt qua nỗi mất mát lớn lao, ngoài nỗi lo sợ vu vơ cho sự bình an của những người thân yêu của chính mình, ngoài cảm giác bất lực trước những cuồng loạn đang xảy ra chung quanh... Ừ, ngoài tất cả những cảm xúc rất thường tình đó, tôi thường bắt gặp mình nghĩ đến... người đã sinh ra kẻ sát nhân với nỗi thương tâm khó tả.
Cách đây mấy năm khi xảy ra vụ bắn nhau ở Virginia Tech, một sinh viên người đại hàn đem súng vào trường bắn chết 32 người và làm bị thương 17 người khác. Tôi đã lạnh cả người khi nhìn thấy tấm hình kẻ sát nhân trên màn ảnh truyền hình. Nhìn mái tóc đen cắt thật ngắn, nhìn cặp mắt nâu một mí đàng sau gọng kiếng cận... nhìn mãi, nhìn hoài để tìm một nét sát nhân, để kiếm một vết hung thần ác quỷ nào đó hầu giải thích cho cuộc thảm sát tàn khốc vừa xảy ra nhưng đành chịu thua... vẫn chỉ là một gương mặt á đông quen thuộc như những đứa em, đứa cháu chung quanh tôi, vẫn chỉ là làn da vàng như bàn tay của chính tôi trên phím chữ. Rồi tôi mường tượng ra nỗi đau tê dại của những người thân của nạn nhân cũng như kẻ đã gây ra thảm họa mà thấy đau như chính mình vừa bị đâm xé. Tôi đem những ý nghĩ đó chia xẻ với một người bạn, một người bạn mà tôi biết đầy lòng nhân ái và từ tâm, bạn tôi hơi khựng lại rồi trả lời bằng một giọng ngạc nhiên:
- Mình thì chỉ nghĩ đến và thương cho gia đình của những nạn nhân vô tội.
Bạn bỏ dở câu nói nhưng tôi hiểu bạn đã thất vọng khi tôi đem tình thương của mình đặt không đúng chỗ... hay có lẽ bạn tôi nghĩ tôi là một đứa vô tâm khi giữa những đau đớn ngút ngàn của nạn nhân lại nhắc đến kẻ sát nhân. Tôi không dám hỏi lại nhưng từ đó tôi thường tự đặt lại câu hỏi về mình... phải chăng chính đầu óc tôi cũng... trục trặc điều gì đó bởi người đáng cho tôi thương là những người mẹ tội nghiệp vừa mất con, những đứa con vô tội vừa bị tước mất đi quyền sống ngay tại giảng đường, trường học hay rạp cine. Không phải là người đã đem vào đời một kẻ sát nhân.
Tôi tự hỏi nếu con tôi là một trong những nạn nhân đó thì sao? Nếu chẳng may tôi cũng là một trong số những người mẹ buổi sáng tiễn con đến trường, buổi chiều đến trường nhận xác con về thì sao? Liệu rằng tôi còn có đủ lòng "thương xót" dành cho người đã tạo dựng nên kẻ đã giết con mình? Liệu rằng tôi có đủ bình tĩnh để không nhảy bổ vào ăn tươi nuốt sống kẻ đã hại con tôi? Liệu rằng tôi có đủ bao dung để không nguyền rủa cái căn nguyên lấy mất đi người mà tôi yêu thương hơn chính mạng sống của mình? Hơn ai hết tôi biết mình sẽ không làm được... Không chỉ riêng tôi mà tất cả những người chung quanh tôi đều biết điều đó. Chồng tôi vẫn thường lo lắng dặn dò "mai mốt J. lấy vợ mình đừng ở gần nó. Anh sợ Đông Nghi sẽ làm nó mất hạnh phúc vì không có đứa con gái nào có thể lo lắng cho J. như Đông Nghi muốn được...". Thằng bé thì nửa đùa nửa thật bảo với bạn bè rằng "vô phúc cho kẻ nào hại tao mà rơi vào tay mẹ tao...".
Nhưng rồi đâu đó mỗi lần có một cuộc thảm sát xảy ra tôi lại bắt gặp mình nghĩ đến mẹ của kẻ đã gây ra thảm hoạ để thấy tim mình thắt lại. Có lẽ vì nếu con tôi là nạn nhân tôi sẽ buồn, sẽ đau... nhưng tôi sẽ không bị nỗi ân hận dằn vặt xâu xé... tôi sẽ không bị mặc cảm tội lỗi hoành hành... tôi sẽ không phải hỏi "tại sao?" và "tôi đã làm sai điều gì?"...
Tôi tin rằng không có người mẹ nào trên trần gian mà không muốn con mình lớn lên thành một người tốt, không có một người mẹ nào cho dù có hư hỏng đến đâu mà không dạy cho con phân biệt giữa đúng và sai, giữa những gì phải làm và nên tránh, không có một người mẹ nào không có những giấc mơ to lớn cho con... và chắc chắn rằng không người mẹ nào muốn đưa vào đời một kẻ sát nhân...
Làm mẹ là một ân phước lớn nhất mà Thượng Đế đã trao tặng cho một người đàn bà nhưng làm mẹ cũng là một thử thách nặng nề nhất mà một người đàn bà được giao phó. "Con hư tại mẹ", "Con dại cái mang"... Lỗi lầm của con từ bao giờ đã luôn gắn liền với người đã sinh ra nó. Nhưng có ai muốn có một đứa con hư ? Có người mẹ nào không muốn nuôi lớn một vĩ nhân ? Tôi đã đắng lòng không ít mỗi khi nghe những lời phán quyết thật nghiêm khắc của những người ngoài cuộc:
- Dạy con như vậy nó hư là phải rồi.
Dường như có một điều gì rất mâu thuẫn trong câu nói đó, bởi khi đã "dạy" thì không ai muốn dạy cho... hư. Điều mà bạn nghĩ là hay là tốt có thể thích hợp với bạn, trong suy nghĩ của bạn, cho chính những đứa con của bạn... nhưng không hẳn sẽ là một điều đúng khi áp dụng với những đứa trẻ khác, không nằm trong hoàn cảnh của bạn... Vậy thì có quá khắc nghiệt khi buông thõng những câu mang đầy tính cách dạy dỗ như thế hay không?
Thảm cảnh giết người ở Columbine High School diễn ra ngay vào cái thời điểm tôi thường xuyên đi công tác trên Denver. Ngôi trường trung học nằm trong khu trung lưu ấy chỉ cách công trường tôi làm chưa đến nửa giờ lái xe. Tôi đã bị giao động mạnh bởi biến cố đó. Tôi nhìn những tấm hình lúc còn nhỏ của hai kẻ sát nhân còn chưa học xong trung học, Dylan Klebold và Eric Harris, mà người ta đăng tải trên truyền hình. Những khuôn mặt mang đầy vẻ hồn nhiên ngây thơ như thằng con trai bốn tuổi đang nhảy chân sáo ríu rít bên cạnh rồi hốt hoảng tự hỏi những gì tôi đang làm là đúng hay sai ? Tôi phải làm gì và không làm gì để con tôi không trở thành những tội nhân thiên cổ như thế ... Rồi tôi lại càng lo sợ hơn khi biết được rằng hai thiếu niên ấy đến từ những gia đình trung lưu, với đầy đủ cả cha lẫn mẹ thương yêu chăm sóc. Không có cái nghèo nàn nào để đổ lỗi, không có sự đổ vở nào để giải thích. Thế thì tại sao??? Việc gì hay người nào đã biến những đứa bé trai vô tư ấy thành những kẻ sát nhân không gớm tay??? Những câu hỏi không có câu trả lời... Mười mấy năm sau, tôi tình cờ đọc một bài tự thuật của bà Susan Klebold, mẹ của Dylan Klebold, bà cũng không có câu trả lời như tôi. Bà viết:
- For the rest of my life, I will be haunted by the horror and anguish Dylan caused. I cannot look at a child in a grocery store or on the street without thinking about how my son's schoolmates spent the last moments of their lives. Dylan changed everything I believed about my self, about God, about family, and about love. I think I believed that if I loved someone as deeply as I loved him, I would know if he were in troublẹ My maternal instincts would keep him safe. But I didn't know. And my instincts weren't enough. And the fact that I never saw tragedy coming is still almost inconceivable to me. I only hope my story can help those who can still be helped. I hope that, by reading of my experience, someone will see what I missed.
Ở một nơi xa xôi đó bà không hề biết rằng bà đã, đang và sẽ luôn có mặt trong những lời kinh nguyện của tôi...
Con trai tôi giờ đã 19 tuổi, trách nhiệm nuôi dạy của tôi, nếu có thể gọi là nhiệm vụ và bổn phận, theo đúng luật pháp đã chấm dứt. Tôi đã làm tròn hay chưa, câu trả lời còn tùy thuộc vào con đường dài đăng đẳng trước mặt. Ước vọng của J. cho tương lai là tranh đấu cho những tội nhân tử hình được khỏi bị hành quyết và "chỉnh đốn lại hệ thống tù tội của nước Mỹ". Một ước nguyện thật lý tưởng nhưng cũng không ít phần gian nan gập ghềnh và như những lơi chọc ghẹo của các chú và cậu của J. thì "có phần ngây ngô ". Mùa hè vừa qua J. đã có nhiều dịp tiếp xúc với một người tù đang chờ ngày bị tử hình. Ngày đầu tiên J. đi thăm ông ta về, J. đã ôm tôi nói:
- Con thật may mắn vì con đã được sinh ra làm con của ba mẹ. Mẹ biết không, mẹ của ông đó là một người nghiện ngập và mang thai ông ta khi mới có 13 tuổi. Sinh ra rồi bỏ ông ta cho chính phủ nuôi. Ông ta chẳng biết cha mình là ai. Cuộc đời ông ta có lẽ đã khác nếu ông ta cũng được thương yêu và dạy dỗ như con...
Tôi nghe con nói mà bâng khuâng, vô tình J. cũng vừa xác nhận chọn lựa của một đứa con đến từ lối dạy dỗ và thương yêu của những người đã tạo lên nó... Tôi thầm thì vào tai con:
- Mẹ mới là người thật sự may mắn!
(cho những khắc khoải lo lắng của những người may mắn được làm mẹ cha)
09.29.14
Có những cuốn truyện nghe rồi quên ngay, có những cuốn truyện vừa nghe vừa cười làm người chung quanh tưởng có kẻ vừa đào thoát khỏi nhà thương tâm thần, có những cuốn truyện hay đến nỗi xe đến hãng rồi mà vẫn còn chần chừ chưa muốn tắt máy, có những cuốn truyện dở ơi là dở nhưng vì mỗi tháng chỉ được download một cuốn nên cũng ráng bấm bụng mà nghe, vừa nghe vừa chửi thề... Nhưng cũng có những cuốn truyện nghe đi nghe lại đến thuộc lòng nhưng vẫn muốn nghe vì mỗi lần nghe vẫn thấy lòng mình chòng chành chao đảo, vẫn cảm được một niềm đau xoáy mạnh nơi tim. Cuốn "Defending Jacob" của William Landay và cuốn "Nineteen Minutes" của nhà văn nữ Jodi Picoult là hai thí dụ điển hình cho những cuốn truyện như thế.
Hai cuốn truyện do hai tác giả với hai lối viết hoàn toàn khác biệt nhưng nội dung thì lại hơi giống nhau. Cùng viết về nỗi lòng của những người đã sinh ra những đứa bé giết người không gớm tay . Những hung thủ đôi khi vẫn còn chưa đến tuổi lái xe hay đi bầu cử... Những đứa con nít giấu súng lục trong cặp sách như con tôi giấu kẹo chocolate trong bàn học... Những đứa trẻ con dùng dao đâm người thành thạo hơn tôi bổ trái táo...Những đứa con trai lia tiểu liên vào bạn bè y như đang bắn súng trong video games trên màn ảnh vô tri. Cái vấn nạn đang là đề tài bàn cãi sôi nổi của những kẻ làm luật pháp hoa kỳ, đang làm điên đảo cái cường quốc vốn lớn mạnh nhờ tài năng chế tạo vũ khí.
***
Mỗi lần xảy ra những vụ thảm sát người vô tội hàng loạt một cách điên khùng không lý do như ở ngôi trường tiểu học Sandy Hook hay tại rạp hát Aurora vừa qua đầu óc tôi lại quay cuồng với muôn vàn ý nghĩ rời rạc, rối tung. Những cảm xúc mang đầy nghịch lý, những tâm trạng trái ngược khiến tôi cảm thấy như mình là một người... bất bình thường. Vì ngoài lòng thương cảm xót xa dành cho những nạn nhân và gia đình của họ, ngoài những lời nguyện cầu ơn trên ban cho họ sức mạnh vượt qua nỗi mất mát lớn lao, ngoài nỗi lo sợ vu vơ cho sự bình an của những người thân yêu của chính mình, ngoài cảm giác bất lực trước những cuồng loạn đang xảy ra chung quanh... Ừ, ngoài tất cả những cảm xúc rất thường tình đó, tôi thường bắt gặp mình nghĩ đến... người đã sinh ra kẻ sát nhân với nỗi thương tâm khó tả.
Cách đây mấy năm khi xảy ra vụ bắn nhau ở Virginia Tech, một sinh viên người đại hàn đem súng vào trường bắn chết 32 người và làm bị thương 17 người khác. Tôi đã lạnh cả người khi nhìn thấy tấm hình kẻ sát nhân trên màn ảnh truyền hình. Nhìn mái tóc đen cắt thật ngắn, nhìn cặp mắt nâu một mí đàng sau gọng kiếng cận... nhìn mãi, nhìn hoài để tìm một nét sát nhân, để kiếm một vết hung thần ác quỷ nào đó hầu giải thích cho cuộc thảm sát tàn khốc vừa xảy ra nhưng đành chịu thua... vẫn chỉ là một gương mặt á đông quen thuộc như những đứa em, đứa cháu chung quanh tôi, vẫn chỉ là làn da vàng như bàn tay của chính tôi trên phím chữ. Rồi tôi mường tượng ra nỗi đau tê dại của những người thân của nạn nhân cũng như kẻ đã gây ra thảm họa mà thấy đau như chính mình vừa bị đâm xé. Tôi đem những ý nghĩ đó chia xẻ với một người bạn, một người bạn mà tôi biết đầy lòng nhân ái và từ tâm, bạn tôi hơi khựng lại rồi trả lời bằng một giọng ngạc nhiên:
- Mình thì chỉ nghĩ đến và thương cho gia đình của những nạn nhân vô tội.
Bạn bỏ dở câu nói nhưng tôi hiểu bạn đã thất vọng khi tôi đem tình thương của mình đặt không đúng chỗ... hay có lẽ bạn tôi nghĩ tôi là một đứa vô tâm khi giữa những đau đớn ngút ngàn của nạn nhân lại nhắc đến kẻ sát nhân. Tôi không dám hỏi lại nhưng từ đó tôi thường tự đặt lại câu hỏi về mình... phải chăng chính đầu óc tôi cũng... trục trặc điều gì đó bởi người đáng cho tôi thương là những người mẹ tội nghiệp vừa mất con, những đứa con vô tội vừa bị tước mất đi quyền sống ngay tại giảng đường, trường học hay rạp cine. Không phải là người đã đem vào đời một kẻ sát nhân.
Tôi tự hỏi nếu con tôi là một trong những nạn nhân đó thì sao? Nếu chẳng may tôi cũng là một trong số những người mẹ buổi sáng tiễn con đến trường, buổi chiều đến trường nhận xác con về thì sao? Liệu rằng tôi còn có đủ lòng "thương xót" dành cho người đã tạo dựng nên kẻ đã giết con mình? Liệu rằng tôi có đủ bình tĩnh để không nhảy bổ vào ăn tươi nuốt sống kẻ đã hại con tôi? Liệu rằng tôi có đủ bao dung để không nguyền rủa cái căn nguyên lấy mất đi người mà tôi yêu thương hơn chính mạng sống của mình? Hơn ai hết tôi biết mình sẽ không làm được... Không chỉ riêng tôi mà tất cả những người chung quanh tôi đều biết điều đó. Chồng tôi vẫn thường lo lắng dặn dò "mai mốt J. lấy vợ mình đừng ở gần nó. Anh sợ Đông Nghi sẽ làm nó mất hạnh phúc vì không có đứa con gái nào có thể lo lắng cho J. như Đông Nghi muốn được...". Thằng bé thì nửa đùa nửa thật bảo với bạn bè rằng "vô phúc cho kẻ nào hại tao mà rơi vào tay mẹ tao...".
Nhưng rồi đâu đó mỗi lần có một cuộc thảm sát xảy ra tôi lại bắt gặp mình nghĩ đến mẹ của kẻ đã gây ra thảm hoạ để thấy tim mình thắt lại. Có lẽ vì nếu con tôi là nạn nhân tôi sẽ buồn, sẽ đau... nhưng tôi sẽ không bị nỗi ân hận dằn vặt xâu xé... tôi sẽ không bị mặc cảm tội lỗi hoành hành... tôi sẽ không phải hỏi "tại sao?" và "tôi đã làm sai điều gì?"...
Tôi tin rằng không có người mẹ nào trên trần gian mà không muốn con mình lớn lên thành một người tốt, không có một người mẹ nào cho dù có hư hỏng đến đâu mà không dạy cho con phân biệt giữa đúng và sai, giữa những gì phải làm và nên tránh, không có một người mẹ nào không có những giấc mơ to lớn cho con... và chắc chắn rằng không người mẹ nào muốn đưa vào đời một kẻ sát nhân...
Làm mẹ là một ân phước lớn nhất mà Thượng Đế đã trao tặng cho một người đàn bà nhưng làm mẹ cũng là một thử thách nặng nề nhất mà một người đàn bà được giao phó. "Con hư tại mẹ", "Con dại cái mang"... Lỗi lầm của con từ bao giờ đã luôn gắn liền với người đã sinh ra nó. Nhưng có ai muốn có một đứa con hư ? Có người mẹ nào không muốn nuôi lớn một vĩ nhân ? Tôi đã đắng lòng không ít mỗi khi nghe những lời phán quyết thật nghiêm khắc của những người ngoài cuộc:
- Dạy con như vậy nó hư là phải rồi.
Dường như có một điều gì rất mâu thuẫn trong câu nói đó, bởi khi đã "dạy" thì không ai muốn dạy cho... hư. Điều mà bạn nghĩ là hay là tốt có thể thích hợp với bạn, trong suy nghĩ của bạn, cho chính những đứa con của bạn... nhưng không hẳn sẽ là một điều đúng khi áp dụng với những đứa trẻ khác, không nằm trong hoàn cảnh của bạn... Vậy thì có quá khắc nghiệt khi buông thõng những câu mang đầy tính cách dạy dỗ như thế hay không?
Thảm cảnh giết người ở Columbine High School diễn ra ngay vào cái thời điểm tôi thường xuyên đi công tác trên Denver. Ngôi trường trung học nằm trong khu trung lưu ấy chỉ cách công trường tôi làm chưa đến nửa giờ lái xe. Tôi đã bị giao động mạnh bởi biến cố đó. Tôi nhìn những tấm hình lúc còn nhỏ của hai kẻ sát nhân còn chưa học xong trung học, Dylan Klebold và Eric Harris, mà người ta đăng tải trên truyền hình. Những khuôn mặt mang đầy vẻ hồn nhiên ngây thơ như thằng con trai bốn tuổi đang nhảy chân sáo ríu rít bên cạnh rồi hốt hoảng tự hỏi những gì tôi đang làm là đúng hay sai ? Tôi phải làm gì và không làm gì để con tôi không trở thành những tội nhân thiên cổ như thế ... Rồi tôi lại càng lo sợ hơn khi biết được rằng hai thiếu niên ấy đến từ những gia đình trung lưu, với đầy đủ cả cha lẫn mẹ thương yêu chăm sóc. Không có cái nghèo nàn nào để đổ lỗi, không có sự đổ vở nào để giải thích. Thế thì tại sao??? Việc gì hay người nào đã biến những đứa bé trai vô tư ấy thành những kẻ sát nhân không gớm tay??? Những câu hỏi không có câu trả lời... Mười mấy năm sau, tôi tình cờ đọc một bài tự thuật của bà Susan Klebold, mẹ của Dylan Klebold, bà cũng không có câu trả lời như tôi. Bà viết:
- For the rest of my life, I will be haunted by the horror and anguish Dylan caused. I cannot look at a child in a grocery store or on the street without thinking about how my son's schoolmates spent the last moments of their lives. Dylan changed everything I believed about my self, about God, about family, and about love. I think I believed that if I loved someone as deeply as I loved him, I would know if he were in troublẹ My maternal instincts would keep him safe. But I didn't know. And my instincts weren't enough. And the fact that I never saw tragedy coming is still almost inconceivable to me. I only hope my story can help those who can still be helped. I hope that, by reading of my experience, someone will see what I missed.
Ở một nơi xa xôi đó bà không hề biết rằng bà đã, đang và sẽ luôn có mặt trong những lời kinh nguyện của tôi...
Con trai tôi giờ đã 19 tuổi, trách nhiệm nuôi dạy của tôi, nếu có thể gọi là nhiệm vụ và bổn phận, theo đúng luật pháp đã chấm dứt. Tôi đã làm tròn hay chưa, câu trả lời còn tùy thuộc vào con đường dài đăng đẳng trước mặt. Ước vọng của J. cho tương lai là tranh đấu cho những tội nhân tử hình được khỏi bị hành quyết và "chỉnh đốn lại hệ thống tù tội của nước Mỹ". Một ước nguyện thật lý tưởng nhưng cũng không ít phần gian nan gập ghềnh và như những lơi chọc ghẹo của các chú và cậu của J. thì "có phần ngây ngô ". Mùa hè vừa qua J. đã có nhiều dịp tiếp xúc với một người tù đang chờ ngày bị tử hình. Ngày đầu tiên J. đi thăm ông ta về, J. đã ôm tôi nói:
- Con thật may mắn vì con đã được sinh ra làm con của ba mẹ. Mẹ biết không, mẹ của ông đó là một người nghiện ngập và mang thai ông ta khi mới có 13 tuổi. Sinh ra rồi bỏ ông ta cho chính phủ nuôi. Ông ta chẳng biết cha mình là ai. Cuộc đời ông ta có lẽ đã khác nếu ông ta cũng được thương yêu và dạy dỗ như con...
Tôi nghe con nói mà bâng khuâng, vô tình J. cũng vừa xác nhận chọn lựa của một đứa con đến từ lối dạy dỗ và thương yêu của những người đã tạo lên nó... Tôi thầm thì vào tai con:
- Mẹ mới là người thật sự may mắn!
(cho những khắc khoải lo lắng của những người may mắn được làm mẹ cha)
09.29.14
